Nhu cầu canxi của bà bầu phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển của thai nhi, chính vì thế ở mỗi giai đoạn các bác sỹ luôn khuyến cáo bổ sung với hàm lượng không giống nhau. Cụ thể, các con số về hàm lượng canxi cần bổ sung ở mỗi giai đoạn là bao nhiêu, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Nội dung I. Nhu cầu canxi của bà bầu theo từng thời kỳ phát triển của thai nhi II. Hướng dẫn cách sử dụng canxi cho bà bầu chuẩn để nâng cao hiệu quả III. Lời kết |
Đối với bà bầu, canxi là một khoáng chất giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó không chỉ giúp duy trì sức khỏe hệ xương, răng, tóc, móng… của mẹ, mà đây còn chính là nguồn cung cấp canxi duy nhất cho thai nhi. Thông qua sựthẩm thấu canxi từ máu mẹ sangnhau thaivào máu con và phần lớn lượng canxi này cùng với phospho cấu tạo nên hệ xương, răng của cơ thể em bé, đồng thời tham gia vào một số hoạt động trao đổi chất duy trì sự sống khác.
Đang xem: Nhu cầu canxi của bà bầu
Nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng như vậy, nhưng mẹ có biết canxi là loại khoáng chất cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài thông qua thực phẩm hay các sản phẩm bổ sung canxi không?
Hơn thế nữa, ở giai đoạn mang thai nhu cầu canxi sẽ tăng cao vượt trội (khoảng 40% so với lúc không mang thai) nên bà bầu càng phải chú ý hơn đến việc bổ sung loại khoáng này.
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới WHO, mỗi ngày bà bầu cần bổ sung từ 800 – 1500mg canxi.
Tùy vào từng thời kỳ phát triển của thai nhi mà bà bầu cần bổ sung canxi với hàm lượng cụ thể như sau:
– Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800 -1000 mg/ngày.
– Đến 3 tháng giữa là 1000 -1200 mg/ngày.
– 3 tháng cuối và khi nuôi con bú: 1200 – 1500mg/ngày.
Trong trường hợp, bổ sung thừa hay thiếu canxi ở các giai đoạn của thai kỳ đều dẫn đến những hậu quả vô cùng xấu ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Trong trường hợp bổ sung thiếu canxi, thai nhi sẽ rút canxi từ xương của mẹ để sử dụng. Tuy nhiên, hàm lượng rút được cũng không đủ với nhu cầu tăng trưởng của con nên những em bé sinh ra dễ bị còi xương, thấp lùn. Còn với mẹ, thiếu canxi trong lúc mang bầu sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức toàn thân, chuột rút, rụng tóc… sau sinh, những vấn đề này vẫn tồn tại nhưng sẽ kéo theo một mối nguy mới là bệnh loãng xương.
Trong trường hợp bổ sung thừa so với nhu cầu canxi của bà bầu, dễ dẫn đến hiện tượng thừa canxi huyết, sỏi thận, giảm khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi… Còn riêng với em bé của mẹ, thừa canxi dễ dẫn đến tăng nồng độ canxi huyết, vôi hóa nhau thai, khi chào đời thóp bị kín sớm, xương hàm có nguy cơ rộng hoặc nhô ra trước không có lợi cho sức khỏe và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ…
Bên cạnh việc tìm hiểu nhu cầu canxi của bà bầu thực tế là bao nhiêu, mẹ cần biết cách sử dụng loại khoáng này hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất. Theo đó cần:
Bổ sung đúng thời điểm
Bổ sung canxi, không phải cứ uống lúc nào cũng được mà thời điểm là yếu tố mang tính chất quyết định đến hiệu quả hấp thu của cơ thể đối với loại khoáng này.
– Thời điểm bà bầu nên uống canxi tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng, sau ăn khoảng 1 tiếng.
– Trong trường hợp quên chưa uống canxi vào buổi sáng có thể dịch chuyển thời điểm đến sau bữa ăn trưa khoảng 1 giờ đồng hồ.
Xem thêm: Dép Crocs Họa Tiết Hoạt Hình Biệt Đội Chó Cứu Hộ Dành Cho Bé
– Tuyệt đối không uống canxi vào buổi tối.
Vì việcuống canxi được tiến hành vào buổi sánghoặcbuổi trưa, giúp bà bầu có cơ hội tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời (da tổng hợpvitamin Dcho cơ thể), giúp hấp thu canxi hiệu quả cao hơn.
Đồng thời, khi bổ sung canxi, bà bầu cần sự vận động của cơ thể để lượng canxi đưa vào có thời gian kịp chuyển vào đích là khung xương.
Uống nhiều nước
Nước là một nhân tố đặc biệt, tham gia vào quá trình hấp thu và trao đổi chất ở đường tiêu hóa. Thiếu nước đồng nghĩa với việc khả năng cơ thể hấp thu và sử dụng canxi kém hơn, tăng khả năng lắng đọng gây táo bón.
Không uống canxi chung với sắt và axit oxalic
Việc bổ sung sắt và canxi không thể diễn ra cùng lúc vì chúng cản trở quá trình hấp thu của nhau. Theo khuyến cáo của các bác sỹ, uống canxi hay các thực phẩm chứa canxi như sữa phải cách thời điểm uống sắt ít nhất 2 giờ đồng hồ.
Còn Axit oxalic là chất dễ dàng kết hợp với canxi trong cơ thể để tạo thành canxi oxalate, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ canxi, gây ra chứng táo bón.
Tích cực ăn nhiều rau xanh và hoa quả
Rau xanh và hoa quả cũng là một nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể bà bầu. Bên cạnh đó, rau của quả còngiúp bà bầunhuận tràng, tiêu hóa tốt hơn nhờ đó giải quyết tình trạng nóng trong mà cả táo bón nữa.
Với những thông tin đã chia sẻ, tin chắc các bà bầu đều đã biết chính xác nhu cầu canxi cần bổ sung ở mỗi giai đoạn thai kỳ cũng như cách thức sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp sợ cảm giác phải uống những viên canxi “to đùng” hay mùi vị vừa ngái vừa tanh hết sức “buồn nôn” thì bà bầu có thể tìm đến Mason Calcium 600mg + D3 (coffee mocha flavore) – Sản phẩm bổ sung canxi dạng viên nhai với mùi cà phê vô cùng dễ dùng của Mason – Một trong những công ty thực phẩm chức năng lớn nhất tại Mỹ.
Không những dễ sử dụng, không gây “ám ảnh” cho người dùng mà sản phẩm còn ghi điểm ngay với các bà bầu bởi mỗi viên không chỉ cung cấp vừa đủ 600mg canxi mà còn được bổ sung thêm vitamin D3 (một dạng tự nhiên củavitamin D) với hàm lượng rất cao lên đến 400IU.
Nếu như sự xuất hiện của vitamin D giúp cơ thể có thể hấp thu tối đa được khoảng 40% lượng canxi bổ sung vào thì D3 còn làm nên nhiều kỳ tích hơn nữa. Bởi ngoài giúp canxi hấp thu qua thành ruột vào máu nhiều hơn, tại xương vitamin D3 cùng hormone tuyến cận giáp PTH kích thích chuyển hoá canxi và phospho, làm tăng quá trình gắn và giữ lại canxi trong xương – tối ưu hiệu quả sử dụng canxi khi đi vào cơ thể.