HomeBài học cuộc sốngbài học thành côngcâu chuyện cảm hứngCâu chuyện đầy nghị lực của một thầy giáo bị liệt cả hai tay
Các bạn có tin vào phép màu? Các bạn có tinvào những điều kì diệu của cuộc sống? Ngay lúc này đây, tôi trả lời với các bạnrằng tôi tin vào những điều đó, tôi tin rằng cuộc sống này thật tươi đẹp, thậtđáng sống, đáng trân trọng! Và những điều kì diệu ấy thật dễ dàng tìm kiếm từnhững điều đơn giản của cuộc sống, từ những con người, những tấm gương vượt khóxung quanh chúng ta.
Để tôi kể bạn nghe câu chuyện về một conngười tật nguyền, là một tấm gương vượt khó tuyệt vời, một con người làm nênnhững điều kì diệu! Đó là Nhà văn, Nhà giáo ưu tú NGUYỄN NGỌC KÝ – “Người viếtnên số phận bằng đôi chân”.

Đang xem: Câu chuyện về nguyễn ngọc ký

Nguyễn Ngọc Ký sinh ra vào thời kì đất nướcbị giặc Pháp xâm chiếm. Vào một đêm cuối đông, trong chiếc hầm núpgiặc giữa cánh đồng, cậu bé Ký đã bị cảm, vì lần ốm này mà Ký đã bị liệt đôitay khi vừa tròn 4 tuổi.
Sau những ngày ốm liệt giường, Ký đã khỏe hơnnhưng đôi tay trở nên nặng một cách kỳ lạ, cậu không đủ sức để giơ nó lên nữa.Khi ra ngõ chơi, một người bạn vui mừng chạy đến ôm và kéo cậu đi thì nó bấtngờ khi thấy tay cậu có gì khác thường: “Ôi, sao tay Ký lại nặng thế này?”.
Bọn trẻ chơi quanh đó xúm lại, đứa sờ, đứanghịch và có đứa giật tay cậu bé một cái rồi bỏ chạy kêu lên: “A, Ký què rồichúng mày ạ. Ký què … Ký què”. Từ giây phút ấy, Ký thực sự hiểu ra rằng đôi taycủa mình…. đã bị liệt thật rồi . hai dòng lệ ứa chào. Những cảm xúc bối rối vàsợ hãi vây bám cậu, mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chỉ vài ngày trước thôi, đôitay vẫn còn nguyên vẹn mà giờ nó lại như hai cục thịt vậy …

*
Ảnh Internet

Từ đấy Ký phải sống những ngày tháng buồntủi, gò bó với đôi tay hoàn toàn bất động “như chú chim non đang lúc tập bay bịgãy cánh”. Cậu suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không chơi đùa được như trước nữa,chỉ biết chơi với con chó Vàng nhỏ và một con mèo Mướp. Cậu nhớ lắm những ngàytháng vui tươi nô đùa thoải mái bên bạn bè, nhớ lắm những ngày đôi tay của cậucòn lành lặn. Và cũng từ đó, mọi sinh hoạt của Ký đều phải nhờ vào bố mẹ và cácchị.
Năm Ký lên 7 tuổi, nhiều đồn bốt giặc ở quêđã được phá tan, nhờ vậy mà làng quê trở nên đông vui, nhộn nhịp hẳn lên, cáclớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Có một lớp vỡ lòng được mở trong xóm, trẻcon nô nức đi học.
Ký cũng muốn đi học, vào những ngày đầu, cậuchỉ dám đến ngoài cửa lớp nghe cô giáo giảng bài rồi cũng đọc bài theo khi nghebọn trẻ trong lớp tập đọc. Vì rất thích đi học nên Ký đã nhờ bố đến xin cô giáocho đi học và được đồng ý. Vì tay bị liệt nên bài vở của Ký đều được cô giáoghi chép giúp, cậu thấy rất bất tiện và cũng muốn có thể viết được như các bạnnên đã quyết định tập viết.
Khi nhìn thấy trên những chiếc lá có nhữngnét vẽ rất đẹp và tinh vi mà con chim gáy dùng mỏ để vẽ, cậu đã nảy ra ý tưởngdùng miệng để viết. Cách đó đã không thành công. Lúc đang chán nản không biếtsao để viết được, Ký lại thấy những con gà ngoài sân, chúng đang dùng chân bớirác tìm mồi, cậu liền nghĩ mình cũng có thể dùng chân để viết.

*
Ảnh internet

Ký lao ngay vào tập luyện, từ dùng những mẩugạch non viết trên nền sân, sau đó mới chuyển sang dùng bút chì để viết vào vở.Việc tập viết bằng chân đối với Ký gặp rất nhiều khó khăn, có lúc bực vì mãikhông viết được cậu quẳng sách và bút đi, nhưng rồi lại gượng dậy tập tiếp. Cónhững lúc hai ngón chân sưng lên và gây cho cậu những đau đớn, cậu vẫn nhắcmình phải tiếp tục.
Cậu cố gắng rất nhiều, kiên trì ngày ngàyluyện tập, nhờ sự giúp đỡ của cô giáo và một người bạn thân, Ký đã có thể viếtđược bằng chân sau mấy tháng luyện tập. Chữ của cậu cũng ngày càng tiến bộ vàđẹp hơn.

Xem thêm:

Có những lúc khi thấy con trai loay hoay mãimà không viết được chữ, bố cậu đã khuyên cậu nên bỏ cuộc. Người bạn thân giúpKý tập viết cũng từng nói cậu nên bỏ đi, chắc chẳng bao giờ thành công. Nhữngngười hàng xóm cũng nói rằng làm sao có thể dùng chân mà viết được chứ? …Nhưng Ký vẫn luôn tin rằng mình sẽ viết được và cậu đã chứng minh được điều đó.
Không những kiên trì với những mục tiêu mìnhmuốn, Ký luôn luôn nghĩ làm sao để có thể làm tốt nhất và cậu rất sáng tạotrong những thứ mình làm.
Thời gian học các môn thủ công từ đan lát đếnkhâu vá, Ký đều đã làm được. Lớp được chuyển sang môn thủ công mới đó là cắtchữ. Gần đến ngày 19-5 sinh nhật Bác, thầy giáo yêu cầu cả lớp cắt khẩu hiệu:“HỒ CHỦ TỊCH MUÔN NĂM”, riêng Ký thì thầy cho miễn.
Nhưng với tinh thần tự giác và sự háo hức kìlạ, Ký quyết tâm phải cắt bằng được khẩu hiệu này và dự định sau khi chấm điểmxong sẽ mang về dán ngay dưới tấm ảnh Bác ở giữa nhà vào đúng dịp sinh nhậtBác.
Dùng một chân không được, cậu chuyển sang cầmkéo bằng hai chân nhưng như vậy thì không có chân nào giữ giấy để cắt thành chữđược, bất lực cậu nằm khóc. Sau đó, Ký lại thử cách cầm một mắt kéo bằng chânphải, mắt kéo kia tựa xuống giường, chân trái cầm giấy nhưng khi cắt thì giấylại không đứt do hai lưỡi kéo không nghiền sát vào nhau. Cậu nhờ bố bẻ cong hailưỡi kéo, lần này đã cắt được giấy nhưng đường cắt luôn nham nhở vì phải dùngchân trái mở kéo sau mỗi lần cắt.
Cuối cùng Ký nghĩ ra cách bẻ thẳng lưỡi kéotrở lại và dùng gót chân trái điều khiển mắt kéo còn lại thay vì tựa vàogiường.Với cách cắt này Ký đã có thể cắt chữ theo ý mình. Những lúc ngồi cắt,cậu thỉnh thoảng nhìn lên tấm ảnh của Bác và cảm thấy như Bác đang động viênmình phải cắt thật đẹp.
Sau rất nhiều lần cắt và chỉnh sửa, Ký đãhoàn thành xong bài thủ công và được thầy giáo cho điểm 10 trước sự ngạc nhiênvô cùng của các bạn trong lớp. Nhận bài về, cậu nhờ Bằng- bạn thân của mình bắcghế dán ngay dưới ảnh Bác. Mỗi khi nhìn vào khẩu hiệu đó, Ký luôn có cảm giácBác đang mỉm cười và nói với cậu: “Cháu hãy cố gắng nhiều nữa nhé”.
Đây cũng là phương châm làm việc và học tậpcủa Nguyễn Ngọc Ký, cách này không được thì thử cách khác và cho đến bao giờhoàn thành được việc muốn làm thì thôi.
Sau này khi đã trở thành một nhà giáo, thầyNguyễn Ngọc Ký cũng luôn có những sáng tạo, cách giảng bài rất độc đáo củamình. Thầy đã có 1042 buổi giao lưu nói chuyện truyền đi niềm tin, nghị lực củamình đến với mọi người.
Trong một chương trình có khách mời là thầyNguyễn Ngọc Ký, khi người dẫn chương trình hỏi thầy: “Mọi người khi nhắc đếnthầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì hay nhắc đến những từ rất tuyệt vời, thầy là ngườiviết lên số phận, viết lên sự nghiệp của mình bằng đôi chân, thầy nghĩ sao vềnhận định này?”.
Thầy Ký nhẹ nhàng trả lời: “Tôi rất xúc độngvề những nhận định đó… Nói như vậy cũng đúng nhưng chưa đủ. Theo tôi thì tôi đãdùng đôi chân cùng với khối óc và trái tim để viết lên cuộc đời mình!”. Chúngta có xuất phát điểm hơn thầy Ký rất nhiều vì vậy hãy cố gắng nhiều hơn nữa bạnnhé. Tôi mong và chúc bạn sẽ viết lên những trang thật đẹp của cuộc đời mình.

Xem thêm: Học Viện Quản Lý Giáo Dục Tuyển Sinh Cao Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Tìm hiểu về cuộc đời thầy Nguyễn Ngọc Ký, tôithấy bản thân mình thật may mắn. Tôi được sinh ra trong thời bình, được bố mẹtạo điều kiện cho học hành đầy đủ và có một cơ thể khỏe mạnh.
Tôi có rất nhiều điều kiện tốt và thuận lợihơn rất nhiều người. Ấy vậy mà đã có lúc tôi không biết trân trọng những thứmình đang có, tôi thấy cuộc sống của mình sao mà nhiều khó khăn vậy, tôi cũngtừng hỏi bản thân “Sao mình không được may mắn như người nọ người kia?”….
Và cũng thật may vì giờ đây tôi đã nhận ragiá trị của những thứ mình đang có, nhận ra suy nghĩ của mình trước đây thậtquá hạn hẹp. Câu chuyện về thầy Nguyễn Ngọc Ký đã cho tôi rất nhiều bài học,điều mà tôi cảm nhận được từ thầy Ký đó là tinh thần lạc quan và sự kiên trì sẽlàm nên những điều “kì diệu”!
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *